Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật

Gạch kính lấy sáng là loại vật liệu xây dựng mới trên thị trường nhưng lại được nhiều gia chủ lựa chọn để thiết kế cho không gian nhà mình. Tại sao lại như vậy? Có lẽ bởi những ưu điểm nổi bật của gạch kính lấy sáng mà những loại vật liệu khác khó có được. Gạch kính lấy sáng đang dần thay thế cho kính thông thường trong các công trình kiến trúc hiện đại. Nó là sự pha trộn tuyệt vời giữa chức năng của các loại gạch và  kính thông thường. Cùng Noithatinfo tìm hiểu cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật.

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-07

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-07

1. Giới thiệu về gạch kính lấy sáng

Gạch kính lấy sáng là sản phẩm được làm từ những khối thủy tinh có lớp chân không bên trong có khả năng lấy sáng,cách nhiệt, cách âm và chống thấm vô cùng hiệu quả. Mặc dù làm từ thủy tinh nhưng nó lại sỡ hữu độ bền, sự chắc chắn và khả năng chịu lực không kém gì những loại gạch khác.

Gạch kính thường được ứng dụng làm vách ngăn nhà tắm, vách ngăn văn phòng, quán bar, vách tường,thậm chí là cả cửa sổ, cầu thang. Đặc biệt phù hợp với những không gian cần yên tĩnh nhưng vẫn cần ánh sáng của tự nhiên. Nó vừa có tác dụng lấy sáng mà vẫn giữ được nét riêng tư.

Hiện nay trên trên thị trường có nhiều loại gạch kính lấy sáng được nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,..

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-05

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-05

2. Ưu điểm và nhược điểm của gạch kính lấy sáng

Ưu điểm

Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt

Với nguyên liệu sản xuất là thủy tinh có lớp chân không ở giữa tấm gạch kính nên khả năng cách âm, cách nhiệt của nó rất tốt. Ngoài ra, gạch kính lấy sáng còn có khả năng giúp chống lại tia cực tím không cho phép chúng xuyên qua hơn hẳn so với các loại vật liệu khác. Vì vậy gạch kính lấy sáng sử dụng trong thiết kế nội thất đang trở thành xu hướng.

Tính thẩm mỹ cao

Với nhiều mẫu mã thiết kế với các kiểu dáng, mẫu mã và kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều không gian của công trình.  Gạch kính lấy sáng mang lại vẻ đẹp lung linh, mờ ảo thu hút ánh nhìn. Tuy là gạch kính nhưng nó vẫn đảm bảo không gian riêng tư cần thiết để tạo nên nét nghệ thuật đặc sắc cho không gian kiến trúc.

Tiết kiệm năng lượng

Do cấu tạo rỗng bên trong nên gạch kính lấy sáng có khả năng cách nhiệt gấp hai lần so với các loại gạch kính thông thường và được đánh giá là giảm sức nóng tới trên 50%. Tính năng này giúp nó trở nên cực kì phù hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam. Hơn nữa, do có tác dụng lấy sáng tốt nên nó giúp tiết kiệm điện năng sử dụng ở những khu vực cần thiết.

Tạo độ chắc chắn cho công trình

Được sản xuất theo công nghệ hiện đại, gạch kính lấy sáng có khả năng chịu tác động của lực lên tới 7MPa. Bảo vệ gia đình bạn khỏi các yếu tố của thời tiết như:bão, gió, động đất…

Dễ dàng vệ sinh

Do gạch kính có khả năng chống bám dính nên việc lau dọn vệ sinh trở nên đơn giản, dễ dàng hơn các loại gạch khác.

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-03

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-03

Nhược điểm

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng gạch kính lấy sáng cũng có những nhược điểm

Mẫu mã, màu sắc gạch

Gạch kính có nhiều mẫu mã, đa dạng tuy nhiên có thể không đồng nhất giữa các lô. Trong quá trình thi công có thể bị hao hụt vì vậy bạn cần có phương án dự phòng để tránh trường hợp không tìm được lô đá giống như ban đầu.

Phần khe hở lớn giữa các viên gạch

Vì vậy đòi hỏi người thi công cần cẩn thận, tỉ mỉ. Dùng keo chà ron để vít các khe hở đó để đảm bảo thẩm mỹ cho bức tường. Bạn cần sử dụng các loại keo chà ron phù hợp với loại gạch kính mà công trình sử dụng.

3. Hướng dẫn cách thi công gạch kính lấy sáng

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-06

Cách thi công gạch kính lấy sáng đúng kĩ thuật-06

Để đảm bảo thẩm mỹ, độ bền cho gạch kính cần thi công đúng kĩ thuật

Bước 1:Lựa chọn loại gạch kính

Bạn cần lựa chọn loại gạch kính phù hợp về kích thước, màu sắc phù hợp với đặc thù của từng không gian.

Bước 2: Vẽ sơ đồ cho quá trình lắp đặt

Đây là bước khá quan trọng vì nó giúp bạn có thể tính toán được lượng gạch cần thiết cho gia đình bạn. Vì gạch kính không giống những loại gạch đá khác là không thể được chia cắt. Vì vậy nếu thiếu gạch ở phần sát cửa bạn có thể dùng gỗ, hoặc vật liệu khác để thay thế.

Bước 3:Trộn vữa và lắp đặt

Bạn cần trộn vữa theo tỉ lệ quy định trên bao bì của nhà sản xuất để thu được lượng vữa có khả năng kết dính tốt nhất mà không gây lãng phí. Bạn nên lưu ý rằng vữa để lâu sẽ giảm độ kết dính vì vậy không nên trộn quá nhiều vữa một lúc mà chỉ trộn một lượng vừa đủ dùng trong khoảng thời gian không quá 1 giờ đồng hồ.

Bạn đặt lần lượt từ khối đầu tiên đến khối tiếp theo, khép chúng vừa khít lại cứ như vậy cho đến những viên cuối cùng. Về cơ bản thi công gạch kính cũng giống so với thi công các loại gạch đá khác.

Không gian giữa các khối cuối cùng và tường,khung cửa sổ sẽ được lấp đầy với một khối  mở rộng để phù hợp với sự thay đổi của nhiệt độ.

Bước 4: Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối

Việc sử dụng các các miếng đệm giữa các khối nhằm đảm bảo sự đồng nhất giữa các khối.

Bước 5: Gia cố để cung cấp sức chịu lực cho tường

Bạn nên sử dụng các thanh gia cố với từng khoảng cách 30cm  để tăng thêm độ chịu lực cho các khối gạch kính

Bước 6: Làm sạch bề mặt

Tiếp theo, bạn nên sử dụng miếng vải mềm để lau sạch những vết bụi bẩn và hồ vữa còn sót lại trên bề mặt kính nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 7: Niêm phong khu vực mới lắp đặt xong

Sử dụng bít thường xuyên giữa các khối và tường hoặc khung bằng keo silicon giữa các khối.

Đọc thêm: Giá gạch kính lấy sáng đầu năm 2019 dao động như thế nào?

menu
menu