Gạch kính lấy sáng và những ứng dụng trong công trình hiện đại ngày nay

Gạch kính lấy sáng và những ứng dụng trong công trình hiện đại ngày nay

Gạch kính lấy sáng trong thời gian gần đây đã không còn xa lạ với người dùng. Bạn có thể bắt gặp loại gạch này tại các công trình nhà ở, khách sạn, khu công cộng…Tính ứng dụng của gạch kính cụ thể ra sao và tại sao vật liệu này lại được ưa chuộng như vậy, mời bạn cùng noithatinfo.com tìm hiểu trong bài viết này.

1. Đôi nét về gạch kính lấy sáng

Gạch kính được tạo ra từ các khối thủy tinh với các lớp chân không ở giữa. Nhờ cấu tạo đặc biệt như vậy nên gạch kính có thể đón ánh sáng tự nhiên cũng như có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những không gian cần sự riêng tư nhưng vẫn muốn nhận ánh sáng tự nhiên.

Gạch kính lấy sáng có mẫu mã, màu sắc đa dạng với sự kết hợp linh hoạt sẽ giúp tô điểm thêm cho không gian theo cách hiện đại, mới lạ, thoát khỏi sự đơn điệu của những cách truyền thống. Bên cạnh đó, gạch được chế tạo từ thủy tinh thuần khiết nên rất bền và chịu được áp lực cao trước tác động của gió, bão hay động đất. Gạch kính lấy sáng ngoài tuổi thọ lên đến 50 năm còn có thể được tái chế nhiều lần mà không làm giảm chất lượng. Vì vậy, sử dụng gạch kính đồng nghĩa với việc bạn đang góp phần bảo vệ môi trường.

2. Những ứng dụng của gạch kính lấy sáng 

2.1. Sử dụng làm tường ngăn

Vách ngăn từ gạch kính mang đến không gian riêng tư hoàn hảo nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng đãng và ánh sáng trong phòng. Gia chủ có thể tạo hình gạch kính theo sở thích hoặc phong cách thiết kế ngôi nhà.

Vách ngăn bằng gạch kính lấy sáng tạo sự riêng tư nhưng không gây bí bách

Vách ngăn bằng gạch kính lấy sáng tạo sự riêng tư nhưng không gây bí bách

2.2. Ứng dụng trong phòng tắm

Buồng tắm đứng bằng gạch kính mang đến sự riêng tư, mới mẻ, hiện đại cho căn phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng để ốp cửa sổ giúp hấp thụ ánh sáng tự nhiên. Nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm được lượng điện năng đáng kể.

Ứng dụng của gạch lấy sáng trong phòng tắm

Ứng dụng của gạch lấy sáng trong phòng tắm

2.3. Ốp tường nhà bếp

Nhờ đặc tính chống bám dính, gạch kính lấy sáng đã trở thành vật liệu ốp tường hoàn hảo cho khu vực nấu nướng. Người dùng có thể lau sạch vết bẩn dễ dàng chỉ với nước ấm, chút xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa.

Phòng bếp hiện đại nhờ bức tường gạch thủy tinh

Phòng bếp hiện đại nhờ bức tường gạch thủy tinh

2.4. Làm bình cắm hoa

Mỗi viên gạch kính rỗng đều có thể sử dụng như chiếc bình hoa độc đáo. Gia chủ chỉ cần có một chút khéo léo và sáng tạo sẽ tạo nên những tác phẩm ấn tượng giúp tô điểm thêm cho căn phòng thêm bắt mắt và thơ mộng.

Những viên gạch lấy sáng được dùng làm bình cắm hoa đầy nghệ thuật

Những viên gạch lấy sáng được dùng làm bình cắm hoa đầy nghệ thuật

2.5. Ốp quầy bar

Hiện nay, rất nhiều quầy bar sử dụng gạch kính để ốp bàn. Cách thiết kế này khi kết hợp cùng ánh đèn sẽ tạo nên một khu vực hiện đại, bắt mắt và đẳng cấp.

Quầy bar lung linh và đẳng cấp

Quầy bar lung linh và đẳng cấp

2.6. Làm hành lang

Với gạch kính lấy sáng, bạn không chỉ sở hữu một hàng rào an ninh chắc chắn mà còn làm tăng giá trị cho các công trình. Thay vì sự bức bối từ những bức tường bê tông, thiết kế từ gạch kính sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thông thoáng và hiện đại hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tiết kiệm thời gian, công sức vệ sinh bởi loại gạch này ít bám bụi.

Hàng lang từ gạch kính giúp công trình thoáng đãng hơn

Hàng lang từ gạch kính giúp công trình thoáng đãng hơn

2.7. Lát sàn nhà, sàn ban công

Gạch kính sẽ tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ về một không gian được nới rộng. Ngoài ra, với khả năng xuyên sáng, sàn nhà sẽ trở nên lung linh bắt mắt hơn bao giờ hết. Khi bước trên lớp sàn kính trong suốt sẽ mang đến một trải nghiệm khó quên. 

Lát nền sử dụng gạch kính mang đến nét đẹp độc đáo và hiện đại

Lát nền sử dụng gạch kính mang đến nét đẹp độc đáo và hiện đại

3. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng gạch kính lấy sáng

– Nhẹ nhàng khi vận chuyển, thi công để tránh gạch bị xước hoặc vỡ góc sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

– Cân nhắc lựa chọn loại gạch phù hợp với từng công trình. Ví dụ: khi thi công cửa sổ, bạn nên chọn gạch khối mỏng và ở những khu vực diện tích lớn nên chọn gạch lớn để đón được nhiều ánh sáng hơn.

– Không nên cắt nhỏ gạch kính mà hãy sử dụng nguyên khối. Nếu gạch kính không thể lấp đầy không gian, bạn có thể lắp thêm gỗ hoặc các vật liệu khác sao cho phù hợp.

– Khối lắp đặt phải nằm trong một khung để bảo vệ cạnh gạch tránh khỏi sự va đập. Ngoài ra, không nên sử dụng gạch kính để xây tường chịu lực. 

>>> Xem thêm: Nên chọn gạch kính lấy sáng có độ dày là bao nhiêu cm

Tính ứng dụng rộng rãi của gạch kính lấy sáng là điều không thể phủ nhận. Noithatinfo.com hy vọng rằng, với những chia sẻ ở trên bạn sẽ có thêm ý tưởng để làm mới không gian sống bằng loại gạch độc đáo này.

menu
menu